Nhìn từ bề ngoài, không ít bạn trẻ thấy nghề hướng dẫn viên du lịch là nghề hấp dẫn, dễ kiếm tiền. Chính vì thấy cái lợi trước mắt, học đòi đã khiến nhiều bạn trẻ theo đuổi nghề này, gián tiếp mang lại cho những du khách nước ngoài một cách nhìn lệch lạc về văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam. Đó là một bộ phận hướng dẫn viên du lịch thiếu tinh thần dân tộc, tinh thần trách nhiệm.
Theo nghề không phải vì đam mê
Ngành du lịch của nước ta hiện nay càng ngày càng phát triển, với những tiềm năng du lịch. Du lịch Việt Nam được ví như một cô gái đẹp đang trong giấc ngủ dài bỗng dưng được đánh thức. Với dáng hình tuyệt đẹp uốn cong từ địa đầu Móng cái đến mũi Cà Mau. Núi non trùng điệp với nhiều điểm du lịch khám phá hấp dẫn: Sa Pa, Điện Biên, Mai Châu, Thác Bà, Thác Mơ, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bà Nà… Hơn 3.000km bờ biển trải êm theo chiều dài của đất nước… Nhiều danh lam thắng cảnh và các công trình văn hóa được UNESCO công nhận những năm trở lại đây đã khiến cho nhiều du khách nước ngoài mong muốn được đến Việt Nam để khám phá, để thưởng thức nét đẹp, cái nghệ thuật của đất nước hình chữ S.

Ảnh mang tính chất minh họa
Nhìn từ bên ngoài, đây là một công việc khá hào nhoáng. Vì khi trở thành một hướng dẫn viên du lịch, bạn sẽ được đi khắp nơi mà không phải bỏ tiền túi, có mức lương hấp dẫn và đặc biệt luôn tươi tắn trong những nụ cười. Bên cạnh đó, nghề hướng dẫn viên du lịch được xếp trong top những nghề có sự phát triển bền vững, lâu đời, hứa hẹn trong tương lai. Chính vì những điều đó đã đưa nhiều bạn trẻ vào nghề mà chưa thực sự có niềm đam mê nghề nghiệp đúng đắn, nhìn vào vẻ hào nhoáng bên ngoài, nhìn vào tiền boa của khách đã khiến không ít bạn trẻ trực tiếp đưa ngành du lịch của nước ta dần mất khách. Nhiều công ty du lịch đã phải lên tiếng vì có những hướng dẫn viên không thể làm tròn được trách nhiệm của mình.
Là người có gần 20 năm trong nghề du lịch, đi nhiều nơi, ham học hỏi, anh Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Du lịch Nam Phúc cảm thấy rất buồn cho thế hệ hướng dẫn viên du lịch hiện nay. Họ thiếu sự nhiệt tình, thiếu kiến thức nền một cách trầm trọng, thậm chí ngay trong cách ứng xử thường ngày cũng không có một chút kỹ năng giao tiếp nào. Anh chia sẻ: Công ty chỉ là cầu nối đưa khách đến Việt Nam, nhưng chính những người hướng dẫn viên du lịch mới là người níu chân khách thì hiện nay những người làm được việc này là quá ít. Trong những mùa cao điểm về du lịch, lượng khách du lịch đến Việt Nam rất đông, nhưng để tìm được những hướng dẫn viên cứng, có phông nền văn hóa tốt thì đúng là mò kim đáy bể.

Sự tiếp nối cẩu thả, vô trách nhiệm
Anh Tuấn chia sẻ: ‘Tôi rất buồn vì một bộ phận các bạn trẻ hiện nay theo nghề du lịch nhưng không hề đam mê. Thế hệ chúng tôi trước đây, khi học trong trường đều bỏ tiền túi của mình ra để tự mầy mò ở mỗi điểm. Chúng tôi luôn đi đến những điểm du lịch, ăn nằm ở đó để tìm hiểu thật kỹ, cặn kẽ về điểm du lịch. Nhưng ngày nay các bạn trẻ dường như họ tự cho rằng, giờ đây có công nghệ thông tin là họ có thể có tất. Nhiều bạn nhận tour mà không hề biết đường đi đến, không hề biết những điểm khác xung quanh nó. Đôi khi đến một điểm du lịch là đền thờ miếu mạo họ quay luôn lưng và “bàn tọa” của mình vào giữa cửa đền để đứng mà nói. Như vậy là chưa hiểu được văn hóa của mình”.
Sự tiếp nối cẩu thả, vô trách nhiệm
Nghề hướng dẫn viên du lịch hiện nay có thể chia ra làm ba thế hệ: Những người hướng dẫn viên lớn tuổi, họ được học và dạy từ khi còn chiến tranh, họ được học trong trường Tây, hay được trải nghiệm qua thời đạn bom thì khi đi tour họ đều có sự so sánh, giải thích được chiều sâu văn hóa. Những người này hiện nay còn rất ít và khách du lịch rất thích đi với họ. Thế hệ thứ hai là những người trung tuổi, họ thuộc thế hệ 7X, trải qua cả quãng thời gian trước thời kỳ đổi mới của đất nước, phải tự mầy mò, học tập và cũng có nhiều khám phá và trải nghiệm riêng. Những người thuộc thế hệ này dần dần do xu thế thị trường, họ cũng không còn nhiều như trước nữa. Thế hệ thứ 3 là thế hệ 8X, 9X hiện nay. Họ có sức trẻ, nhiệt huyết nhưng kiến thức chưa tới, không chịu học hỏi mà lại quá đề cao bản thân mình. Không quan tâm thật sự đến khách, họ thực dụng hơn vì muốn sống vào tiền boa của khách.
Anh Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Công ty Du lịch Xuyên Đông Dương trăn trở: Những công ty như chúng tôi rất trăn trở bởi thế hệ hướng dẫn viên hiện nay. Để tìm được một hướng dẫn viên nhiệt tình, có kiến thức, giỏi tiếng và biết cách chiều khách thì họ lại đòi hỏi quá cao ở chúng tôi. Ví dụ như mới cách đây mấy hôm, chúng tôi có một đoàn khách đi Vịnh Hạ Long, hướng dẫn viên gọi điện về bắt chúng tôi phải cho ở phòng vip như của khách thì mới chịu ở lại dẫn tiếp còn không thì sẽ bỏ tour. Hay những hướng dẫn viên hiện nay nhận thêm ít tiền ngoài của khách để được đi thêm điểm, thế là họ đưa sai lịch trình của công ty, làm tốn kém cho công ty rất nhiều. Hay như nhiều hướng dẫn viên không hề thuộc một chút gì về lịch sử Việt Nam, không hiểu về kiến trúc vì sao mái chùa lại cong… hay đơn giản đưa khách đi đến những điểm ở vùng nông thôn, du khách nhìn thấy người nông dân đang cấy lúa, hỏi hướng dẫn viên thì họ cũng không thể trả lời được là người ta đang làm gì.
Hiện tượng hướng dẫn viên bỏ khách cho khách tự đi lang thang và mình ngồi một chỗ là chuyện thường thấy ở Phong Nha – Kẻ Bàng. Hay như tự bỏ điểm để đưa khách đến một nơi khác để được ăn phần trăm của các cửa hàng đó là điều mà hiện nay làm xấu đi hình ảnh người hướng dẫn viên du lịch của nước ta.
Đáng lẽ ra, người hướng dẫn viên du lịch phải là cầu nối, phải là người thể hiện được sự hiếu khách, ân cần, nét duyên dáng của người Việt Nam. Nhưng dường như điều đó đang dần mất đi bởi một lớp thế hệ hướng dẫn viên còn quá “cẩu thả” với nghề. Với giá trị văn hóa Việt để đưa văn hóa Việt đến với bạn bè thế giới…
Diệu Thuần
(Báo Năng lượng Mới số 115-116 ra ngày 27/4/2012)
Xin chao!!
Em xin tu gioi thieu em la Nguyen Van Vu. Em rat thich nghe HDV va em se hoc de thuc hien dam me cua minh.
Sau khi doc xong nhung dong van o tren em cung thay hoi buon vi minh cung co mac mot so loi tren. Nhung em se co gang khac phuc va tro thanh mot trong nhung HDV suat sac
nhung baay gio em rat can nhung su tu van va giup do cua cac anh cac chi.
Em rat mong nhan duoc phan hoi cua moi nguoi!!!
Em xin cam on!
Em đã nghe nhiều người nói rằng hướng dẫn viên 8x, 9x không được xuất sắc. Em chấp nhận rằng khi vào nghề họ còn chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức. Song, em không tán thành quan điểm đánh đồng rằng tất cả họ đều cẩu thả trong nghề. Vẫn có một số hướng dẫn có đam mê với nghề và luôn tìm cái mới để học trên con đường hướng dẫn của mình.Làm sao họ có nhiều kinh nghiệm khi tuổi đời còn quá trẻ, tất nhiên phải còn tùy vào thời gian. Khi đến 1 lứa tuổi đủ chín chắn thì họ cũng sẽ được xem là cựu hướng dẫn thôi. Đó tùy vào cách nhận thức của nhiều người.Nên cho họ cơ hội để hòa nhập và thực hiện ước mơ và đam mê.Biết đâu ở họ, du khách sẽ tìm được cảm giác năng động , trẻ trung và mới mẻ . Thanks all.
Đúng vậy! “Công ty chỉ là cầu nối đưa khách đến Việt Nam, nhưng chính những người hướng dẫn viên du lịch mới là người níu chân khách thì hiện nay những người làm được việc này là quá ít.” không những thế HDV còn là một sợ dây vô hình khiến khách du lịch muốn quay lại với Việt nam. Về việc HVD không nhiệt tình với nghề chỉ hướng tới cái lợi trước mắt hiện nay là có. tất nhiên là không thể đánh đồng tất cả nhưng nếu tình trạng này còn tiếp diễn thì một bức tranh xấu về du lịch Việt Nam và sẽ ăn sâu trong lòng du khách